Kỹ năng lều trại: Các bước để tổ chức một kỳ cắm trại

Thứ hai - 10/04/2017 05:18
Cắm trại là một hoạt động bổ ích, lý thú và giúp cho trại sinh sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên hơn. Không những thế, nó còn tạo một sân chơi lành mạnh với những hoạt động vui chơi, giải trí và bầu không khí thiên nhiên trong lành mà có lẽ trong các giờ học ở nhà trường trại sinh không thể có được.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Điều quan trọng là trại sinh đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ hoạt động trại, người hướng dẫn (các anh chị phụ trách, nhóm trưởng…) không làm thay các công việc của trại sinh mà chỉ là người giữ vai trò trách nhiệm, giúp họ tự tổ chức và tham gia trực tiếp vào các hoạt động trại. Nói tóm lại, những cuộc cắm trại bao giờ cũng để lại ít nhiều những kỷ niệm điệp và hãy giữ lấy những kỷ niệm ấy trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta.
 

              I.      CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC CẮM TRẠI:

1.      Đối với người chỉ huy (người viết kế hoạch): Cần giải quyết các vấn đề sau:

               Trước khi lên kế hoạch thì cần phải đi khảo sát thực địa (cần nắm rõ các con đường chính, đường phụ, sao cho an toàn, tiện lợi), liên hệ đất trại, điện, nước,  lực lượng an ninh…

a.     Xây dựng kế hoạch trại: Cần có nội dung sau

v Những người (đơn vị)  có liên quan: Nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, đối tượng tham gia trại… đồng ý, cho phép đi cắm trại.  

v Mục đích – ý nghĩa – yêu cầu (bảo đảm sức khoẻ, an ninh).

v Thời gian, tên trại, trại ca, khẩu hiệu trại, hiệu lệnh tập họp…

v Địa điểm (ghi rõ địa chỉ – cần thiết thể hiện đặc điểm khu vực cắm trại qua bản vẽ thông qua lần đi khảo sát đất trại (thực địa).

v Nội dung (công việc trong cuộc cắm trại):

1.      Huấn luyện chuyên môn.

2.      Kiểm tra kết quả rèn luyện chuyên môn.

3.      Vui chơi sinh hoạt cộng đồng.

4.      Thăm di tích, lịch sử, thắng cảnh.

5.      Thi đua, kỷ luật

6.      Sinh hoạt, hội họp.

7.      An uống, nghĩ ngơi…

v Ban tổ chức và ban điều hành trại:

Phân công trại trưởng, trại phó, các ủy viên trong ban điều hành trại phụ trách từng mặt nội dung hoạt động.  

8.      Lựa chọn trại trưởng:

+ Là người am hiểu các hoạt động trại và có kinh nghiệm về việc tổ chức cắm trại.

+ Cơ cấu một người có chức sắc (lãnh đạo cơ quan, đoàn thể).

9.      Tùy vào tính chất, yêu cầu của từng loại trại mà lựa chọn trại trưởng cho phù hợp.

v Người soạn kế hoạch ký và ghi rõ họ tên, ghi rõ nơi lưu, nơi nhận. 

b.     Xây dựng chương trình chi tiết:

               Chương trình chi tiết của một cuộc cắm trại cần chứa đựng những thông tin như sau:

Số

Thứ tự

Làm gì?

(Nội dung)

Làm khi nào?

(Thời gian)

Ai làm?

(Phân công)

Làm như thế nào?

(Hình thức)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

               Các bạn có thể chuyển vị trí nội dung hoặc thêm nội dung "Làm ở đâu (địa điểm)

- Phải có "Bảng Nội Quy Trại"

- Cần tính toán, và dự trù kinh phí tổ chức cho toàn bộ hoạt động trại (Tiền ăn , uống, xe đi về, đất trại, quà giao lưu, phần thưởng, chi phi mua vật dụng cho các hoạt động lửa trại, trò chơi vận động, trò chơi lớn…).     

* Ghi chú:

- Kế hoạch và chương trình trại phải được các cơ quan, các đơn vị có trách nhiệm bàn thảo và xét duyệt.

- Cần kiểm tra việc thực hiện từng bước của kế hoạch trại, thiếu sót hay không phù hợp phải bổ sung và sửa đổi ngay.

- Nhiệm vụ chủ yếu của ban tổ chức trại là:

+ Xây dựng kế hoạch và chương trình trại.

+ Điều hành và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như chương chình trại.

+ Biên chế tổ chức cho các đơn vị trại sinh.

+ Phân công và giao nhiệm vụ cho ban điều hành và trại sinh.

+ Giao dịch với các cơ quan có trách nhiệm.

2.      Đối với trại sinh:

10. Cần hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của cuộc cắm trại.

11. Chuẩn bị tinh thần, sức khoẻ để sẵn sàng tham gia.

12. Ơn luyện chuyên môn có liên quan, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và hoàn thành các công việc được phân công.

13. Tự giác chấp hành những nội quy củ trại.   

               * Các dụng cụ cho một cuộc cắm trại:

  Đồ dùng cá nhân:

14. Sinh hoạt: Sổ, bút, dây dù, còi, đèn…

15. An uống: Chén, đũa, muổng, ly, nước uống…

16. Ngủ: Mùng, mền, chăn, võng, gối, khăn, đồ dùng vệ sinh, thuốc – nhan chống muỗi.

17. Y phục: Đồng phục, quần qó ngủ, mũ-nón, giày, dép, đồ dùng hóa trang.

18. Phương tiện đi lại: xe đạp, se gắn máy, đi bộ (tuỳ theo yêu cầu của trại).

19. Một số thuốc cá nhân (băng keo cá nhân, thuốc cảm, thuốc tiêu chảy, dầu gió…)

  Đồ dùng tập thể: (1 đội, 1 nhóm, 1 đơn vị…) 

20. Sinh hoạt : Những dụng cụ mà ban tổ chức phân công hoặc dụng cụ có liên quan đến hoạt động của trại (như đàn, sáo…)

21.  An uống : Lương thực, thực phẫm, nồi chảo, cũi, dao, búa, hộp quẹt, cuốc , sẻng …

22.  Ngủ: Lều, bạt (tương ứng với lượng người) và các dụng cụ lều. Đèn pin, đèn bão, đèn cầy.

23.  Cấp cứu: Một túi cứu thương có thể giải quyết được 5 kỹ thuật sơ cấp cứu và những bệnh thông thường khi đi trại.

24.  Một bộ đồ nghề sửa xe (nếu đi trại bằng xe đạp, xe gắn máy).

25.  Thông tin liên lạc: Điện thoại di động, máy nhắn tin, còi, cờ, đèn, hoặc phương tiện khác   

TIẾN HÀNH VÀ KẾT THÚC TRẠI:

1.      Tiến hành:

            Đây là giai đoạn thực hiện hóa kế hoạch, chương trình chi tiết và các kịch bản của trại qua đó thấy rõ được những chi tiết nội dung chương trình và kịch bản đã đưa ra trong kế hoạch như:

26. Trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức của ban tổ chức trại.

27. Khả năng dự đoán và ứng xử, xử lý tình huống của ban tổ chức và của trại sinh.

28. Thấy được sự khẳng định năng lực của mỗi cá nhân đối với tập thể và đối với chính mình.

29. Là giai đoạn chính yếu đối với ban tổ chức cũng như trại sinh. Tạo bầu không khí gần gũi thân thiết, sự gắn bó, kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi bổ tinh thần ý chí. Qua đó, giúp cho họ tìm thấy những điều mới lạ, lý thú, hấp dẫn, giúp họ hình thành nên những đức tính tốt (tình bạn, tinh thần kỹ luật, đoàn kết…) xóa bỏ tư tưởng vị kỵ, tự ti và khả năng của chính họ, từ đó giúp họ thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết để có thể trở thành người có ích và ngày càng tự tin hơn trong cuộc sống.

30. Lưu ý: Trong quá trình tiến hành kế hoạch trại, ban tổ chức cũng như các anh chị phụ trách, nhóm trưởng cũng như các bộ phận có liên quan  cần đôn đốc, khuyến khích nhằm thúc đẩy trại sinh hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện các nội dung đạt hiệu quả của chương trình. Cần hạn chế tối đa việc thay đổi kế hoạch (bổ sung, cắt bớt…) chương trình trại khi chương trình đang tiến hành.     

 2.      Kết thúc:

            Là giai đoạn kiểm điểm lại toàn bộ những mặt làm được và chưa làm được của ban tổ chức và trại sinh (ưu điểm, khuyết điểm). Những công việc thường làm của giai đoạn này là:

31. Tổng kết hoạt động trại.

32. Khen thưởng.

33. Tiếp tục phát động đợt thi đua mới.

 3.      Điều quan trọng cần lưu ý:

34. Trước khi rời khỏi đất trại, chúng ta cần làm vệ sinh khu vực cắm trại, trả lại nguyên trạng cảnh quang giống như lúc chúng ta mới đến. Xoá bỏ tất cả dấu vết của trại, lấp hố rác, hố vệ sinh, nhổ cọc lều, tổng vệ sinh khu vực. Làm thế nào để chúng ta rời khỏi khu vực trại phải để lại những kỷ niệm đẹp và ấn tượng tốt đối với đại phương.

35. Nên tổng kết hoạt động trại ngay tại đất trại để tăng hiệu quả giáo dục. Không nên bỏ giai đoạn tổng kết và cũng đừng vì bất cứ lý do nào mà phải trì hoản việc tổng kết trại qua nhiều ngày sau đó.

36. Hoạt động trại theo phương châm: "không để trại sinh thất nghiệp"

Những người trại trưởng giàu kinh nghiệm thường sử dụng những kỹ xảo mới lạ, hấp dẫn có liên quan đến yêu cầu phát triển của trại sinh, của tổ chức.

*Ví dụ:

+ Giới thiệu và hường dẫn cách làm Tôtem (Tô – tem tổ).

+ Cách làm con dấu bằng cây, củ, quả.

+ Lập sổ nhật ký trại.

+ Lập sổ những điều bí ẩn hoặc những điều kỳ diệu.

+ Lập sổ sưu tầm thiên nhiên.

Ngoài những ví dụ trên, các bạn có có thể thêm những nội dung khác, mới lạ hơn tùy theo sở thích.  

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây