“Phải làm cho lực lượng của dân quân du kích thành những tấm lưới sắt rộng rãi và chắc chắn, chăng khắp mọi nơi, địch mò đến đâu là mắc lưới đến đó”
Tư tưởng của Bác Hồ về “Trường học lớn Thanh niên xung phong” là sáng tạo độc đáo, là tầm nhìn chiến lược xa, tràn đầy ý chí và sức mạnh hành động, là tài sản quý mà Bác Hồ đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và thế hệ trẻ.
Trong ngày hội lớn của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, mỗi người Việt Nam ở trong nước hay đang sống ở nước ngoài có dịp bày tỏ tình cảm kính yêu, thương nhớ Bác Hồ, người khai sinh, vun trồng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn đề cao vị trí, vai trò của văn hóa trong xây dựng xã hội mới. V.I Lênin đã nhấn mạnh một quan điểm nổi tiếng trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga: Nước Nga đã đạt nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế; chỉ còn thiếu những thành tựu văn hóa mà nếu có thì mới có chủ nghĩa xã hội. Trong cách mạng Việt Nam, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa, coi đó là động lực của cách mạng và là một trong những mục tiêu lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ông Lê Bá Cải – Ủy viên Ban Liên lạc những người trực tiếp phục vụ Bác Hồ hiện ở khu tập thể Văn phòng Chính phủ phường Phương Mai (Hà Nội) còn giữ được tấm ảnh quý giá và nhớ mãi những câu chuyện như bài học Bác dạy ...
“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh.
Trung tuần tháng 9-1950, trên đường đi chiến dịch Biên Giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm một đơn vị Thanh niên xung phong (TNXP) đang làm đường phục vụ chiến dịch. Người làm bài thơ với nội dung: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên” để tặng thanh niên. Từ đó, bài thơ và cũng là lời dạy của Bác trở thành kim chỉ nam hành động cho thanh niên cả nước nói chung, cho lực lượng TNXP nói riêng.
Trong một bức thư gửi trí thức Nam bộ, trong đó có các nhà báo, (thư đề ngày 25/5/1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà, mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”.
Trước khi Sư đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô, Bác tới thăm và căn dặn một số điều. Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho Sư đoàn 308 đón Bác tại Đền Hùng. Việc chọn Đền Hùng làm địa điểm cho Bác gặp cán bộ và chiến sĩ là rất có ý nghĩa.