Hồ Chủ tịch thăm nông dân xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang thu hoạch vụ lúa đầu tiên sau cải cách ruộng đất (1954). Ảnh: TTXVN

Học Bác diệt "giặc đói"

 22:51 09/04/2017

Ngay sau khi giành được độc lập (2-9-1945), vận mệnh của nước nhà bị đặt trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”; vừa phải chống “thù trong, giặc ngoài”, vừa phải tiếp tục đối mặt với nạn đói mà trước đó đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người dân Việt Nam… Thậm chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, tại thời điểm đó “giặc đói” còn nguy hiểm hơn cả “giặc ngoại xâm”. Người nói: “Nước nhà đã giành độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, Chính phủ đã đề ra những giải pháp trước mắt và lâu dài để diệt “giặc đói”, toàn dân tích cực tham gia các phong trào tương thân, tương ái cứu đói, đồng thời thi đua tăng gia sản xuất để giải quyết tận gốc đói nghèo. Chỉ sau 4 tháng kết hợp hài hòa giữa các giải pháp trước mắt với những chính sách nông nghiệp căn cơ, nạn đói đã cơ bản bị đẩy lùi và nền nông nghiệp nước nhà đã có nền tảng để phát triển lâu dài.
Về một câu nói của Bác Hồ với báo chí

Về một câu nói của Bác Hồ với báo chí

 22:26 09/04/2017

Trong một bức thư gửi trí thức Nam bộ, trong đó có các nhà báo, (thư đề ngày 25/5/1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà, mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”.
Pháp luật và đạo đức qua tư tưởng Hồ Chí Minh

Pháp luật và đạo đức qua tư tưởng Hồ Chí Minh

 22:20 09/04/2017

Ðối với nhân dân ta, giá trị đạo đức cao nhất chính là tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ðó cũng là nguyên tắc đầu tiên của pháp luật. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo và luôn luôn phải chịu sức ép của các thế lực ngoại xâm, nhưng nhìn chung vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước vẫn là thiêng liêng nhất. Lòng yêu nước, yêu dân vẫn là nội dung cốt lõi của cả đạo đức và pháp luật. Các triều đại phong kiến đã dựa vào tư tưởng trên đây để đưa cuộc sống của nhân dân vào nền nếp, bằng cả đạo đức và pháp luật nhằm xây dựng một xã hội có trật tự kỷ cương.
Bác Hồ với ngày hội đoàn kết toàn dân

Bác Hồ với ngày hội đoàn kết toàn dân

 22:20 09/04/2017

Cách đây 80 năm, giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra rầm rộ, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Ngày 19/5/1941, theo sáng kiến của đồng chí Hồ Chí Minh, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thành lập tại Pắc Pó (Cao Bằng). Tháng 5 năm 1946, cũng theo sáng kiến của Người, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Đến tháng 3 năm 1951, Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt.
Bác Hồ với di sản văn hóa dân tộc

Bác Hồ với di sản văn hóa dân tộc

 22:18 09/04/2017

Sau ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 2-9-1945 chưa đầy 3 tháng, ngày 23-11-1945, Bác Hồ đã ra Sắc lệnh 65 về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, quy định nhiệm vụ về bảo tồn tất cả cổ vật, di tích trong toàn cõi Việt Nam như đình, chùa, đền, miếu, cung điện, thành quách, lăng mộ, bia ký, chiếu sắc, văn bằng…
Từ Tết kháng chiến đến Tết trồng cây

Từ Tết kháng chiến đến Tết trồng cây

 21:58 09/04/2017

Trên cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã cùng ăn Tết Nguyên đán truyền thống của dân tộc ta 24 năm kể từ Tết Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Tết Mậu Tuất 1946, đến Tết cuối cùng trước lúc Bác lên đường theo tổ tiên - Tết Kỷ Dậu 1969. Trong 24 năm ấy, năm nào Bác Hồ cũng đi mừng Xuân, ăn Tết với nhân dân, có nhiều kỷ niệm thật cảm động.
Bác Hồ - Những ngày tháng Tám

Bác Hồ - Những ngày tháng Tám

 21:16 09/04/2017

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 in dấu ấn sâu sắc vào lịch sử dân tộc, vào các thế hệ người Việt Nam, đó là dấu ấn độc lập dân tộc. Nếu tính từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam, ngày 31-8-1858 đến ngày nhân dân ta giành lại độc lập và ngày 2-9-1945 Bác Hồ thay mặt Quốc dân, đồng bào “Tuyên ngôn độc lập” thì vừa tròn 87 năm.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Lời kêu gọi thi đua ái quốc

 21:08 09/04/2017

TTO - LTS - "Mỗi người dân VN, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên các mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi khó khăn để đi đến thắng lợi cuối cùng. Chúng ta quyết thực hiện: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây