Kết quả giám sát việc triển khai thực hiện Luật trẻ em năm 2016

Chủ nhật - 28/11/2021 19:30
Ban Thương vụ Tỉnh Đoàn đã ban hành Kế hoạch số 252-KH/TĐTN-TCKT, ngày 09/6/2021 về việc “Tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Luật trẻ em năm 2016”. Theo kế hoạch, chương trình giám sát được triển khai từ ngày 8/7/2021 đến ngày 9/7/2021. Hoạt động giám sát do Tỉnh Đoàn Phú Yên chủ trì, mời các đơn vị tham gia gồm có: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chương trình giám sát không được tổ chức giám sát trực tiếp theo kế hoạch mà chỉ triển khai công tác giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo từ các đơn vị gửi.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
* Qua báo cáo, các đơn vị đã nêu lên nhiều mặt nổi bật trong công tác triển khai thực hiện Luật trẻ em 2016, một số kết quả đạt được như:
Từ khi ra đời, Luật trẻ em năm 2016 đã được UBND các cấp triển khai sâu rộng đến các cấp, các ngành, bà con Nhân dân, áp dụng Luật trẻ em vào trong cuộc sống. Nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em được nâng cao, các quyền cơ bản của trẻ em được tôn trọng, cơ bản được đáp ứng.
Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát huy quyền của trẻ em được quan tâm nhiều hơn; các chương trình, hoạt động chăm sóc trẻ em được các cấp, các ngành, mặt trận, hội đoàn thể triển khai thường xuyên.
Hoạt động dạy và học, hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường có sự đổi mới, tạo nhiều môi trường, điều kiện để các em tham gia học tập, rèn luyện, phát triển bản thân, đồng thời bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của bản thân trong mọi hoạt động tham gia.
Lãnh đạo chính quyền các cấp quan tâm đến việc đối thoại, lắng nghe ý kiến của trẻ em, giải quyết các nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của trẻ em.
Công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai Luật trẻ em, các chương trình hành động vì trẻ em được chính quyền các cấp chú trọng triển khai theo định kỳ hàng năm và kiểm tra chuyên đề.
Trẻ em ngày càng được chăm sóc y tế đầy đủ, trẻ em suy dinh dưỡng có chiều hướng giảm; trẻ em được tiếp cận nhiều môi trường giáo dục, rèn luyện góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần.
Nhận thức của trẻ em về sự phát triển của đất nước được nâng cao, các em ý thức được việc đóng góp công sức của mình trong tiến trình phát triển của quê hương, đất nước; ra sức học tập, rèn luyện, tham gia sôi nổi các phong trào Đoàn, Đội, phong trào học tập trong nhà trường. Ứng xử văn hoá, văn minh, lễ phép với người lớn, biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương, của quê hương, đất nước.
* Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động giám sát không tổ chức trực tiếp tại các đơn vị, vì thế công tác nắm bắt, đánh giá tình hình thực tế triển khai thực hiện Luật trẻ em ở một số nội dung chưa được sâu. 
Công tác tuyên truyền Luật trẻ em ở các địa phương được triển khai nhưng phương thức triển khai chưa có nhiều điểm mới, chưa có nhiều hình thức triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là công tác tuyên truyền trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gặp khó khăn. Trong chỉ đạo, triển khai thực hiện còn thiếu sự phân công trách nhiệm cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc, không kịp thời tổ chức sơ kết để rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp thực hiện một cách có hiệu quả.
Một số địa phương chưa chú trọng trong công tác tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ. Cán bộ phụ trách công tác trẻ em tại một số địa phương đa số là kiêm nhiệm, công tác tập huấn chuyên môn cho đội ngũ này chưa được thường xuyên.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các hội, đoàn thể ở một số địa phương chưa thường xuyên; việc phát hiện trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị bạo lực chưa kịp thời; chưa có biện pháp để xoá bỏ triệt để một số vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ em.
Công tác đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với thiếu nhi có triển khai nhưng chưa được đồng đều ở một số địa phương.
Tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em, bạo lực học đường vẫn còn diễn ra.
Các câu lạc bộ về trẻ em ở một số địa phương chưa được quan tâm tổ chức hoạt động thường xuyên, chưa phát huy quyền tham gia trẻ em vào các vấn đề xã hội của địa phương.
Việc đầu tư các điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ em.
* Nguyên nhân của hạn chế
Một số chính quyền địa phương chưa có nhiều giải pháp đẩy mạnh triển khai, tuyên truyền Luật trẻ em năm 2016 và công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; chưa có nhiều đợt kiểm tra, giám sát.
Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em ở một số địa phương là kiêm nhiệm. 
Dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến đời sống xã hội nên việc triển khai thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em gặp nhiều khó khăn.

Đời sống một số gia đình còn nhiều khó khăn, một bộ phận gia đình chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, chưa nắm bắt được nhu cầu tâm sinh lý của trẻ; tình trạng bạo lực trẻ em vẫn còn xảy ra tại một số gia đình; nhiều gia đình đi làm ăn xa, không có điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em, các em thiếu sự dạy dỗ của cha mẹ nên dễ bị ảnh hưởng bởi các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội.
Một số trẻ em thiếu tinh thần học tập, rèn luyện.
Qua công tác giám sát, Đoàn giám sát cũng đã thẳng thắn chỉ ra những ưu điểm cần phát huy, cũng như những tồn tại hạn chế cần phải khắc phục để Luật trẻ em được áp dụng triệt để trong đời sống xã hội. Mong rằng trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật trẻ em 2016 để đảm bảo trẻ em có môi trường thuận lợi, lành mạnh để học tập và phát triển.
KHA VÕ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây