Bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế

Thứ tư - 03/01/2024 23:53
Chiều 28/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 7 trực tuyến toàn quốc của Ủy ban về tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đánh giá kết quả nổi bật về chuyển đổi số quốc gia năm 2023, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) xếp hạng chỉ số Bưu chính Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với kỳ đánh giá trước đó vào năm 2021, đứng thứ 46, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. Chỉ số chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam từ 2020 đến 2022 tăng 48%, từ 0,48 lên 0,71. Năm 2023, chỉ số này dự báo đạt 0,75. Tất cả các chỉ số xếp hạng chỉ mang tính tương đối. Việt Nam cần đưa chỉ số chuyển đổi số quốc gia lên mức 0,8 và duy trì trong nhóm nước dẫn đầu thế giới ở tất cả các lĩnh vực liên tục trong khoảng một thập kỷ để tạo ra sự phát triển bứt phá.

Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) xếp hạng chỉ số Bưu chính Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với kỳ đánh giá trước đó vào năm 2021, đứng thứ 46, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. Chỉ số chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam từ 2020 đến 2022 tăng 48%, từ 0,48 lên 0,71.

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%. Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Việt Nam cần sớm tính toán và công bố con số chính thức về tỷ trọng kinh tế số/GDP.

Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn năm 2023 là năm đồng hành đưa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài. Năm 2023, Việt Nam đã có hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022. Việt Nam cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp công nghệ số chú trọng vào thị trường kinh tế tư nhân và thị trường toàn cầu thay vì thị trường khu vực nhà nước. Doanh thu của các khu công nghệ thông tin tập trung vào khoảng 15 triệu USD/1ha/1 năm, cao hơn khoảng 15 lần so sánh với doanh thu của các khu công nghiệp...

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thúc đẩy chuyển đổi số đột phá, nhanh, hiệu quả, bền vững hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Về kết quả đạt được trong năm 2023, Thủ tướng nêu rõ, năm 2023, chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đối với Năm Dữ liệu số quốc gia, chúng ta đã tạo những nền tảng cơ bản trong tạo lập và chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước, tạo nền móng cho phát triển cả 3 trụ cột (chính phủ số, kinh tế số, xã hội số). Phát triển hạ tầng số đạt nhiều kết quả tích cực: gần 80% người dân Việt Nam sử dụng internet; hiện đã phủ sóng di động tại 2.233/2.853 (chiếm 78%) điểm lõm sóng (620 điểm còn lại sẽ phải hoàn thành trong 2024). Thử nghiệm mạng di động 5G tại hơn 50 tỉnh, thành phố…

Bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế ảnh 2
Các đại biểu tham dự phiên họp.

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng trân trọng cảm ơn, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp công nghệ; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận, còn nhiều tồn tại, hạn chế yếu kém, cần nhận thức rõ để khắc phục.

“Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”. Chủ đề này về cơ bản phù hợp thực tế và Dự thảo Nghị quyết số 01 của Chính phủ sẽ ban hành trong đầu tháng 1/2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Về Chủ đề năm 2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất, Thủ tướng đề nghị tiếp thu và sửa đổi lại như sau: “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”. Chủ đề này về cơ bản phù hợp thực tế và Dự thảo Nghị quyết số 01 của Chính phủ sẽ ban hành trong đầu tháng 1/2024. Từ Chủ đề năm 2024, Thủ tướng gợi ý về các quan điểm chỉ đạo: luôn có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong chuyển đổi số; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt với phương pháp khoa học, thực tiễn, hiệu quả; bám sát thực tiễn; kế thừa, phát huy hơn nữa những kết quả đạt được; tạo đột phá hơn nữa với quan điểm toàn diện, tổng thể, không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số; ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá vượt lên trong phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế.

Phát triển kinh tế số phải lấy tri thức và dữ liệu số làm yếu tố sản xuất chủ yếu, công nghệ số làm động lực cốt lõi và hạ tầng số hiện đại làm nền tảng quan trọng để đẩy nhanh công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và mô hình quản trị văn minh, hiện đại thực hiện khát vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát huy tính chủ động, sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp để phát triển kinh tế số. Xây dựng mọi cơ chế, chính sách để tận dụng mọi nguồn lực nhằm phát triển mạnh mẽ hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số đồng bộ, hiện đại, có tính liên thông, kết nối cao làm cơ sở cho phát triển thương mại điện tử, dịch vụ số thuận tiện, chất lượng cao, chi phí hợp lý.

Chuyển sang phát triển nền kinh tế số, chúng ta phải có vốn mới (công nghệ tài chính), lao động mới (robot thông minh, in 3D…), tài nguyên mới (dữ liệu số, điện toán đám mây, công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, ý tưởng mới như chuỗi khối).

Phát triển kinh tế số một cách tổng thể, toàn diện nhưng phải ưu tiên chất lượng hơn chạy theo số lượng; tập trung vào 4 ưu tiên chính: ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; ưu tiên số hóa các ngành kinh tế gắn với tăng năng suất lao động xã hội, sản lượng, quản lý và đổi mới sáng tạo; ưu tiên quản trị số, bảo đảm cho sự phát triển nhanh chóng và lành mạnh của nền kinh tế số); ưu tiên phát triển dữ liệu số. Mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống cần có vốn, lao động, tài nguyên. Chuyển sang phát triển nền kinh tế số, chúng ta phải có vốn mới (công nghệ tài chính), lao động mới (robot thông minh, in 3D…), tài nguyên mới (dữ liệu số, điện toán đám mây, công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, ý tưởng mới như chuỗi khối). Các bộ, ngành, địa phương phải tích cực, chủ động phối hợp Bộ Công an khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư để giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, chống tiêu cực, sách nhiễu; mở rộng giao dịch điện tử, góp phần làm cho cơ sở dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

Bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế ảnh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến kết luận phiên họp.

Một là, về nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương: khẩn trương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của Ủy ban, các bộ, ngành, địa phương và tổ chức triển khai thực hiện với chủ đề “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra, đôn đốc.

Hai là, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho chuyển đổi số quốc gia với phương châm một văn bản điều chỉnh nhiều văn bản, áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn; giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng văn bản pháp lý về Luật Công nghiệp công nghệ số, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong năm 2024; xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký; xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông (sửa đổi); khẩn trương hoàn thiện và trình ban hành các Chiến lược về phát triển vi mạch bán dẫn, ứng dụng chuỗi khối, dữ liệu số…

Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia để đôn đốc, kiểm tra, thúc đẩy trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; cố gắng ban hành trong quý I/2024. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông sớm hoàn thiện và ban hành phương pháp đo lường đóng góp giá trị gia tăng của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bộ Công an nghiên cứu, tham mưu đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Cơ sở dữ liệu, hoàn thành trong năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, hoàn thành trong quý II/2024. Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch, lộ trình thu thuế, phí, lệ phí bằng hoá đơn điện tử trên phạm vi cả nước, các ngành, nhất là lĩnh vực dịch vụ ăn uống, xăng dầu; ban hành các cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch, lành mạnh hóa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có phương án xử lý đối với 558 thủ tục hành chính chưa được cắt giảm, đơn giản hóa theo 19 Nghị quyết; hoàn thành trong quý I/2024.

Ba là, về đẩy mạnh số hóa các ngành kinh tế, Thủ tướng đề nghị các Phó Thủ tướng phụ trách các ngành, lĩnh vực tổ chức các Phiên họp chuyên đề của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia về số hóa các ngành kinh tế, cụ thể như sau:

Ngành nông nghiệp: tổ chức Phiên họp chuyên đề về thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực, phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tập trung vào cải thiện năng suất, hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, giảm phát thải…; tổ chức trong quý I/2024.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: tập trung vào số hóa, tự động hóa và quản trị số hướng tới áp dụng mô hình nhà máy thông minh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh sản phẩm, giảm phát thải…; từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tổ chức trong quý II/2024.

Bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế ảnh 4
Phiên họp diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Ngành điện, năng lượng: tập trung vào quản trị số như hệ thống lưới điện thông minh, an ninh an toàn hệ thống điện, đối với nhà máy nhiệt điện phải giảm nhiên liệu đốt, giảm phát thải (giảm ít nhất 5% phát thải); tổ chức trong quý I/2024.

Ngành xây dựng: tập trung vào tăng năng suất (tự động hóa quy trình xây dựng); quản lý dự án hiệu quả hơn (theo dõi tiến độ công việc, lên kế hoạch và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả hơn); tối ưu hóa thiết kế (mô phỏng 3D và hệ thống quản lý thông tin xây dựng); tăng tính linh hoạt; giảm thất thoát và lãng phí; cải thiện an toàn lao động; quản lý tài chính hiệu quả…; tổ chức trong quý II/2024.

Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất: tập trung vào đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản trị số để thay đổi quy trình sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hình thành khu công nghiệp xanh, sinh thái; tổ chức trong quý II/2024.

Thủ tướng đề nghị các ngành, lĩnh vực khác chủ động đề xuất tổ chức các hội nghị chuyển đổi số với quy mô phù hợp như ngành giáo dục, y tế, giao thông vận tải (logistics), tài nguyên và môi trường (như sàn giao dịch tín chỉ carbon, chuyển đổi xanh), lao động-thương binh và xã hội, văn hóa, thể thao và du lịch…) gắn với triển khai Đề án 06.

Bốn là, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia: nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhất là 53 dịch vụ công thiết yếu, nâng cao tỷ lệ xử lý hồ sơ trực tuyến, số hóa kết quả, số hóa hồ sơ và tái sử dụng dữ liệu; tăng cường sử dụng dữ liệu dùng chung; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số quốc gia, tập trung xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia; khẩn trương nâng cấp đường trục quốc gia để sớm thương mại hóa 5G trong năm 2024 (hạ tầng số phải đi trước); xóa vùng lõm sóng di động trên phạm vi toàn quốc; phấn đấu 100% thôn, bản được cung cấp cáp quang…; triển khai hiệu quả và phát triển các nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số, tập trung phát triển và đẩy mạnh phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, ứng dụng công dân số VNeID, ứng dụng thanh toán số, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số cá nhân…; đẩy mạnh thương mại điện tử; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; khẩn trương khắc phục những lỗ hổng bảo mật, tình trạng lộ lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số quốc gia, nhất là dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng số...; tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số, nhất là hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo https://nhandan.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

XEM NHIỀU TRONG THÁNG
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây