Chuyển đổi số gắn với sắp xếp, sáp nhập tỉnh

Thứ hai - 21/04/2025 03:00
Chuyển đổi số gắn với sắp xếp, sáp nhập tỉnh là 1 trong 9 nội dung quan trọng mà Đảng ủy UBND tỉnh vừa báo cáo Thường trực Tỉnh ủy để chuẩn bị các nội dung phục vụ buổi làm việc về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Đây cũng là những nhiệm vụ quan trọng mà các ngành, các địa phương cần triển khai để đưa Nghị quyết 57 của Trung ương về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số sớm đi vào thực tiễn, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ Khánh thành Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại. Ảnh sưu tầm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ Khánh thành Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại. Ảnh sưu tầm

Qua khảo sát, thống kê tại nhiều địa phương đều cho thấy, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) hiện chưa được đồng bộ, nhiều ứng dụng đã hết dung lượng, tài nguyên…

Về Hệ thống thư điện tử công vụ, tỉnh Phú Yên đang thực hiện hợp đồng thuê trong 5 năm (từ năm 2025-2029) do VNPT cung cấp, với số lượng đã cấp 8.600/9.000 tài khoản. Sắp tới, Phú Yên cần mở rộng nâng cấp hệ thống thư công vụ sử dụng cho toàn tỉnh khi sáp nhập tỉnh.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (Cổng DVC trực tuyến), tỉnh Phú Yên hiện sử dụng hệ thống dịch vụ do Viettel cung cấp từ năm 2017 đến nay (Có 06/63 tỉnh, thành phố sử dụng dịch vụ của Viettel). Hợp đồng thuê gần đây trong 4 năm, đến tháng 5/2025 này sẽ hết hạn thời gian thuê. Đây là dịch vụ thuê CNTT có sẵn trên thị trường, nên phải có phương án sau khi sáp nhập tỉnh phải tổ chức đấu thầu ngay theo quy định hiện hành.

Về Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Phú Yên (LGSP Phú Yên),  Phú Yên đang dùng trực tiếp LGSP của Công ty Unitech (đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ đầu năm 2025 đến năm 2027)

Về Hệ thống hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, Phú Yên đang thuê dịch vụ CNTT của nhà cung cấp dịch vụ SDT-Đà Nẵng (đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2025 đến năm 2027)

Về Hạ tầng công nghệ thông tin:

Trung tâm dữ liệu tỉnh Phú Yên có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư thiết bị chưa đồng bộ, chưa đáp ứng với nhu cầu sử dụng hiện tại của tỉnh, hệ thống máy chủ (server), hệ thống lưu trữ (SAN) được trang bị đã lâu, từ các năm 2012, 2013, 2019; Hệ thống ảo hóa VMWare dùng quản lý và cấp phát tạo máy chủ ảo cho các ứng dụng chưa được mua bản quyền; Tài nguyên dùng lưu trữ dữ liệu còn ít, quy mô nhỏ, hạ tầng phòng máy chủ trung tâm dữ liệu tỉnh sẽ không đáp ứng được nhu cầu cho triển khai xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh trong thời gian tới. Vì thế, Phú Yên cần nâng cấp trung tâm dữ liệu tỉnh phục vụ cho việc lưu trữ (backup) dữ liệu của tỉnh, đồng thời triển khai một số giải pháp chuyển đổi số cho các địa phương xã, phường.

Hệ thống hạ tầng Cloud Phú Yên, Phú Yên thuê hạ tầng Cloud với 25 máy chủ ảo; Lưu trữ: 1000 GB SSD (Database), 2500 GB HDD (Backup)). Nếu sáp nhập tỉnh, hệ thống Cloud tại Phú Yên được chọn làm hạ tầng chính, cần phải mở rộng để triển khai các ứng dụng mới, gia tăng tài nguyên theo nhu cầu và hỗ trợ liên thông dữ liệu quốc gia, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển trung tâm dữ liệu dùng chung của Chính phủ.

Một góc Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Ảnh sưu tầm

Do quá trình chuyển đổi số của các địa phương trong thời gian qua không giống nhau (nhu cầu sử dụng hạ tầng CNTT, ngân sách đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ, công nghệ…), do vậy, khi sáp nhập các tỉnh lại với nhau, việc đồng bộ hạ tầng CNTT cần phải đi trước một bước. Có như thế, chính quyền điện tử với hàng loạt dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp không bị gián đoạn, dữ liệu - nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng - mới được bảo đảm an toàn và phát huy hết giá trị của nó.

TTH (https://www.phuyen.dcs.vn/)

 

Tác giả: Diepkinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây